BÍ MẬT LOÀI CỎ TRỊ GIÁ 100 TRIỆU ĐỒNG 1KG Ở SAPA
9/8/13
Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến.
Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là
có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan.
Từ chuyện của "người rừng" Trần Ngọc Lâm
Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông
chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần
dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như
người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.
Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.
Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.
Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình: "Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được".
Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.
Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sa Pa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng ''mù tịt' nốt.
Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.
Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.
Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình: "Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được".
Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn. |
Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.
Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sa Pa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng ''mù tịt' nốt.
Đến sự khôn lanh của người phương Bắc
Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.
Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho 1kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.
Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.
Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn- là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.
Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.
Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng; như vậy họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.
Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm - do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho - gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà...
Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình. |
Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.
Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.
Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kilôgram cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.
Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.
Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.
Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.
Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.
Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào Mông nhổ. Đồng bào Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.
Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho 1kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.
Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng 1kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng 1kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng- người rất quan tâm đến cây cỏ- đã được tác giả dẫn lên Sa Pa 7 năm trước để nghiên cứu và mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì. |
Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.
Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện Quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.
Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.
Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.
Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tác giả: Phạm Ngọc Dương
Nguồn: VTC News
19 nhận xét :
ĐỀ NGHỊ:
Không chèn các đường link có tính chất spam, quảng cáo khi bình luận!
Tất cả những bình luận có chèn link nhằm spam, quảng cáo sẽ bị Admin báo cáo lên Google - do đó sẽ bị xóa và chặn vĩnh viễn.
Những bình luận, thắc mắc - nếu viết tắt bừa bãi, viết bằng kiểu chữ "teen",... sẽ không được trả lời và có thể bị xóa.
Rất mong quý vị thấu hiểu và thông cảm!
Xin cảm ơn!
Ẩn số chưa được giải phải không bạn? Người dân thấy cái gì có tiền là làm thôi, VN mình thuốc ở quảnh quanh mà không biết , ghé sang thăm bạn biết thêm thông tin chúc bạn buổi chiều thật vui!
Trả lờiXóaThật đáng buồn cho người Việt Nam chúng ta !!! Chảy máu tài nguyên đến mức kiệt quệ rồi!
XóaThật đáng buồn!!!
Cảm ơn bạn đã ghé thăm! Mình tìm mệt mới ra tên tác giả của bài viết trên.
Đọc bài này mình thấy sót xa qua .biết làm sao để bảo tồn loại cỏ này đừng để mật sạch giống cỏ quý . trong khi bao người vn đang và đã chết vì bệnh ung thư..
Trả lờiXóaĐúng vậy chị à! Các cơ quan thì chuyên môn yếu kém, buông lỏng quản lý. Dân trí thấp, vô ý thức để rồi các thế hệ sau này sống trong sa mạc.
XóaMình sợ kiểu tận thu cả rễ dược liệu của người TQ lắm . Kéo không thì tiệt giống!
Trả lờiXóaĐúng vậy chị ạ! TQ họ đi trước chúng ta vì họ biết trọng dụng nhân tài, còn chúng ta thì không và hậu quả là như vậy.
XóaHN đã nghe người ta nói về loài cây này ở đâu rồi thì phải.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn! Bây giờ người ta vẫn đổ xô đi tìm kiếm, khai thác lâm thổ sản bừa bãi đó. Tất cả bán sang TQ. Chính quyền các địa phương hầu như bó tay hoặc làm ngơ trước tình trạng này. Nơi mình, nếu dân mang gỗ (gỗ xoàng như xoan, mít trồng trong vườn nhà) ra xưởng để thuê người ta xẻ cũng bị kiểm lâm phạt, trong khi rất nhiều cán bộ kiểm lâm làm nhà gỗ trị giá vài tỷ đồng bằng gỗ tứ thiết, quý hiếm thì chẳng sao. Thật là một nghịch lý.
XóaThu Điệp thăm Anh nè ...ngày cuối tuần nhiều niềm vui nhé !
Trả lờiXóaCảm ơn em gái! Nơi anh bị mất điện hoài nen giờ mới hồi âm được. Chúc em gái luôn vui!
Xóablog chung ta cùng một tamplate, nhưng nếu có thời gian thì em làm cho bloge em nhiều tiện ích và đẹp hơn blog bác nhiều. Blog bác khá đẹp đó
Trả lờiXóaBloge em: http://hienonline.blogspot.com/
Cảm ơn bạn! Thật ra mình cũng chưa hài lòng với template này lắm. Mình đang làm một mẫu khác.
XóaCái này là mình dùng thử sau khi làm cho một người ở HN.
Mĩnh sẽ ghé thăm blog của bạn.
blog bạn nhìn thoáng đảng-đẹp -có thể share tem đc không bạn
Trả lờiXóaRảnh vào blog của mình chơi
Bạn vào đây để tải về dùng: http://www.vinathemes.com/2012/07/cong-ly-blogger-template.html
XóaBlog của mình được phát triển từ mẫu này đó. Mình đã cải tiến khá nhiều.
Blog của bạn mình ghé mấy lần rồi.
Chúc bạn luôn vui!
nhà bác nhìn gọn gàng quá, nội dung thì ý nghĩa, em kết cái bài Tóc ơi của bác đấy ạ, có rãnh thì ghé qua nhà em cùng chém gió nha bác,em nó đây ạ
Trả lờiXóahttp://tienganhgioi123.blogspot.com/
XóaCảm ơn bạn đã ghé thăm mình!
XóaNhà chăm "quét dọn" thì cũng phải "gọn gàng" tí chứ...
Mình sẽ ghé thăm bạn!
Chúc bạn cuối tuần vui!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóahttp://mypham-trangda.blogspot.com/
Trả lờiXóa